Ngày 18/5, vụ việc trung tâm mua sắm SEG Plaza tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc xảy ra rung lắc mạnh đã gây hoang mang lớn trong dư luận. Đây là tòa nhà cao nhất của Thâm Quyến có tổng cộng 72 tầng và chiều cao hơn 355m. Sau vụ việc, chính quyền Thâm Quyến đã phải mở cuộc điều tra và lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Quảng Châu gửi đi cảnh báo cho công dân Mỹ tránh xa khu vực này. Hiện tại, tòa nhà vẫn đang ngừng hoạt động. Chỉ 2 tháng sau, cơ quan chức năng Trung Quốc đã ra lệnh cấm xây dựng các tòa nhà chọc trời cao hơn 500m.
Trung Quốc là quốc gia “vô địch” thế giới về tốc độ xây cao ốc
Theo CTBUH, năm 2020 có tổng cộng 106 cao ốc (chiều cao trên 200m). Được xây dựng trên thế giới, giảm 20% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là đại dịch Covid-19 khiến nhiều dự án phải dừng thi công.
Tuy nhiên, bất chấp gián đoạn do dịch bệnh, Trung Quốc vẫn hoàn thành 56 công trình từ 200m trở lên. Là quốc gia xây cao ốc nhiều nhất thế giới năm ngoái. Con số này gấp gần 5 lần so với quốc gia đứng thứ hai – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (12 công trình). Đứng thứ ba là Mỹ với 10 công trình.
Tòa nhà mới cao hơn 500m sẽ không được phê duyệt
Trung Quốc – nơi có gần một nửa trong số 100 toà nhà cao nhất thế giới đã cấm xây dựng các tòa nhà chọc trời. Điều này diễn ra trong bối cảnh lo ngại cuộc chạy đua xây dựng trong 3 thập kỷ qua; có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của các toà nhà. Và dẫn tới tình trạng thừa không gian văn phòng.
Tờ SCMP dẫn thông tin từ Uỷ Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho hay, các toà nhà mới cao hơn 500m sẽ không còn được phê duyệt xây dựng. Trong khi các tòa tháp cao hơn 250m phải được hạn chế nghiêm ngặt. Các toà nhà cao hơn 100m phải đảm bảo kỹ thuật và khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Giám đốc nghiên cứu Martin Wong của Knight Frank cho biết, tuy nhiên, quy định này có thể không ảnh hưởng nhiều đến phân khúc bất động sản thương mại vì các toà nhà này cao từ 180m-200m.
Yêu cầu này được đưa ra 2 tháng sau vụ rung lắc không lý giải được nguyên nhân của toà nhà 72 tầng SEG Plaza tại Thâm Quyến. Động thái này được xem là chấm dứt sự bùng nổ xây dựng xây các tòa nhà chọc trời. Quá trình xây dựng này dẫn tới Trung Quốc đại lục là nơi có 5 tòa tháp trong 10 công trình cao hơn 500m trên thế giới. Tất cả đều được hoàn thành trong 6 năm qua.
Các tòa nhà chọc trời mọc lên tương đương với tỷ lệ bỏ trống ở mức cao. Các chủ đầu tư phải cạnh tranh để tìm khách thuê nhằm lấp đầy không gian trống.
Các tòa nhà chọc trời đang xây dựng có nguy cơ bị bỏ trống
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu mỗi thành phố có 1 toà nhà; trong 10 tòa nhà cao nhất thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ bị bỏ trống cũng cao nhất cả nước với tổng diện tích 7,9 triệu m2 trong quý II/2021.
Tháp Thượng Hải được hoàn thành năm 2015 là toà nhà cao nhất Trung Quốc. Công trình cao 632m nằm ở khu Phố Đông. Bên trong có 128 tầng, chủ đầu tư cũng mất nhiều năm vật lộn để lấp đầy 576.600m2 không gian các tầng.
Tòa nhà cao thứ hai Trung Quốc là trung tâm tài chính Ping An. Cao 115 tầng hoàn thành năm 2017 ở Thâm Quyến. Đây là trụ sở chính của công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc.
Ít nhất 20 tòa nhà chọc trời đang được lên kế hoạch xây dựng ở Trung Quốc. Trong đó, có 6 toà nhà cao hơn 500m, một số công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Cao nhất trong đó là toà tháp Goldin Finance 117 cao 597m. Với 128 tầng nằm ở Thiên Tân, dự kiến hoàn thành năm 2022.
China Evergrande – công ty bất động sản lớn ở Trung Quốc đang đầu tư; xây dựng trung tâm tài chính quốc tế Evergrande cao 518m. Ở Hợp Phì, An Huy, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đây là tòa nhà hình cây tre cao 128 tầng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc của công ty Savills – James MacDonald cho biết. “Chất lượng tòa nhà, thông số kỹ thuật, thiết kế, hiệu quả quan trọng hơn chiều cao, tạo ra giá thuê cao hơn”.