Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã thông báo văn bản 1924/UBND-ĐT về vấn đề thực hiện chính sách nhà ở và thị trường bất động sản năm 2021. Trong văn bản này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở ban ngành trực thuộc tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát và xử lý kịp thời để bình ổn thị trường. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sốt giá và tình trạng bong bóng bất động sản. Đồng thời cũng công khai danh sách các dự án nhà ở đang vướng mắc về vấn đề pháp lý.
Hà Nội yêu cầu các sở rà soát kịp thời để ổn định thị trường
Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã; Công an TP Hà Nội và 8 sở về việc thực hiện chính sách nhà ở và thị trường bất động sản năm 2021.
Thành phố yêu cầu các sở: Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc; Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc các quy định pháp luật. Có liên quan đến thị trường bất động sản; theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời. Để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản.
Giao cho Sở Xây dựng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm; kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Công khai các dự án đang vướng mắc pháp lý
Đồng thời kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng; các dự án chậm tiến độ do có vướng mắc về vấn đề pháp lý; các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng; các dự án không thực hiện bảo lãnh; các dự án chậm tiến độ; các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình, chưa nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng; các chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở cho người dân.
Bên cạnh đó, UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Mội trường và một số đơn vị liên quan triển khai các chương trình nhà ở xã hội.
Tiến hành kiểm tra, rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án nhà ở sinh viên đầu tư nguồn ngân sách. Trường hợp dự án nhà ở sinh viên khai thác không hiệu quả thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép. Chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra. Kiểm tra xử lý nghiêm, kịp thời đối với chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất dự án. Giao Công an thành phố thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các chủ đầu tư; chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy tại các tòa chung cư theo quy định.
Dừng triển khai một số dự án
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã có thông báo về việc dừng triển khai hơn 80 dự án; theo hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Trong đó có nhiều dự án của các doanh nghiệp lớn.
Theo danh sách công bố, có 2 dự án đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Nhưng chưa ký hợp đồng là dự án cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển dài 7,5 km; dự án cải tạo nâng cấp QL6 – Xuân Mai dài 21,6 km.
Có 11 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi. Là các dự án đường 70, đoạn từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long – Hà Đông dài 4,77 km. Do CTCP Bất động sản Thái An làm chủ đầu tư. Dự án Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến QL32 và nút giao giữa đường vành đai 3,5 với đại lộ Thăng Long. Do CTCP Him Lam làm chủ đầu tư…