Nhiều người ngại đi chợ, ngại đi siêu thị bởi không muốn tập trung vào những chỗ đông người trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đó cũng chính là lý do vì sao mà người tiêu dùng từ mua hàng tại chỗ đã chuyển sang mua hàng online ngay tại nhà. Đặc biệt tại TPHCM có thông báo các chợ đầu mối phải tạm ngưng hoạt động trong những ngày này. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn chọn mua hàng tại các siêu thị nên những ngày gần đây sức mua và lượng khách đến tăng lên tới 20%. Bây giờ hãy cùng với chúng tôi theo dõi tình hình mua sắm của người dân hiện tại như thế nào nhé.
Sức mua tại siêu thị và các kênh bán hàng online tăng mạnh
Sau khi một số chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tạm ngưng hoạt động để chống dịch. Người tiêu dùng lại có xu hướng chuyển sang chọn mua nhiều hơn ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Cũng như bán hàng online, việc này kéo theo sức mua tại siêu thị tăng 20% còn kênh online mạnh rõ rệt so với trước.
Thông tin về sức mua thay đổi gần đây tại hệ thống siêu thị VinMart, ông Nguyễn Tô Kiều Trinh – Giám đốc vận hành VinMart miền Nam – cho biết rằng. Hệ thống siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+ thống kê sơ bộ lượng khách hàng đến mua sắm trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng. Đã tăng khoảng 20% lượng khách so với cùng kỳ. Riêng với online, lượng đơn đặt hàng tăng trên 50%. Đặc biệt với mặt hàng thịt heo, nhu cầu về mua sắm tích trữ của người dân tăng từ 2 – 3 lần. Tại các điểm bán khác nhau của VinMart và VinMart+.
Nguồn cung hàng hóa đầy đủ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
“Để đảm bảo nguồn cung hàng hoá, nhất là mặt hàng thịt heo. Chúng tôi đã triển khai ngay từ đầu năm 2021. Với các kế hoạch cung ứng sản lượng lớn. Từ các nhà cung cấp lớn như MEATDeli của tập đoàn Masan. Và cùng với các nhà cung cấp lớn khác. Có năng lực cung ứng tới 1.800 con heo thịt mỗi ngày. Đến thời điểm hiện tại, nguồn cung hàng hoá vẫn đầy đủ và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Phục vụ nhu cầu của bà con nhân dân”- ông Trinh chia sẻ.
Trong khi đó Saigon Co.op cho hay, lượng khách tại các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile. Đã tăng trung bình 20%, giá trị hóa đơn trung bình tăng nhẹ. Theo Saigon Co.op, người dân có tâm lý mua thêm hàng hóa để hạn chế ra ngoài. Nhưng ở mức độ vừa phải, không xuất hiện tình trạng ồ ạt gom hàng. Nhà bán lẻ này cũng ghi nhận tuy lượng khách trực tiếp đến siêu thị không tăng cao. Nhưng số lượng đặt hàng qua điện thoại, tổng đài và các ứng dụng công nghệ. Có liên kết với Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile trong tuần qua đã tăng đột biến gần gấp 5 lần.
Hiện tại, việc đảm bảo nguồn hàng và giá cả vẫn được Saigon Co.op thực hiện tốt qua làm việc từ đầu mùa dịch với các nhà cung cấp. Tương tự, các hệ thống bán lẻ khác như Big C, Lotte Mart, Aeon… cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng. Và đảm bảo cung ứng cho người dân trong mọi tình huống. Không để khan hàng, sốt giá.
Giá cả bình ổn, được niêm yết rõ ràng
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày 19/6. Ông Lê Huỳnh Minh Tú – Phó giám đốc Sở Công Thương khẳng định rằng. Hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố đã làm tốt vai trò tiếp nhận, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân. Nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị…được cung cấp. Bày bán trong hệ thống các siêu thị chủ lực của Thành phố với số lượng khá nhiều. Giá cả được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định.
Đồng thời, thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 25/5/2021 của Bộ Công Thương. Về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước. Sở Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với 22 tỉnh/thành Đông – Tây Nam bộ. Để trao đổi thông tin hai chiều, dự báo tình hình thị trường. Gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương. Thống nhất giải pháp hỗ trợ đảm bảo lưu thông, vận chuyển, cung ứng hàng hóa.
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid 19 tại các điểm bán
Bên cạnh đó, theo ông Tú, Sở còn thường xuyên trao đổi, đề nghị các doanh nghiệp bình ổn thị trường. Các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa. Giữ giá bán thực phẩm thiết yếu đến hết năm 2021. Riêng hệ thống phân phối, Sở yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Căn cứ thực tế diện tích điểm bán, khả năng đón khách. Thực hiện giãn cách tại các điểm bán theo hướng tổ chức đón khách theo từng đợt. Một đợt không quá 20 người để đảm bảo không tập trung đông người, giữ khoảng cách 2m, thực hiện thủ tục khai báo y tế, đo thân nhiệt cho toàn bộ người ra vào…
Lời kết
Việc mua hàng online từ lâu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Đó cũng là tín hiệu tốt, giúp mọi người đỡ phải tập trung đông người, có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình.