Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, giúp mang lại một trong những nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước. EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, bên cạnh Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Tuy nhiên EU có những quy định rất khắt khe về chất lượng, xuất xứ. Cách đây 4 năm, thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng, điều này khiến vấn đền xuất khẩu thủy sản qua EU đã khó giờ lại càng thêm khó. Với mong muốn tăng mức sản lượng xuất khẩu, Việt Nam quyết tâm gỡ thẻ vàng trong năm 2022.
Những khó khăn do “thẻ vàng”
Hoạt động xuất khẩu hải sản là lĩnh vực bị tác động trực tiếp gần như lập tức từ thẻ vàng của IUU. Dù hoạt động này chưa bị dừng hẳn, nhưng đang có dấu hiệu giảm khá rõ. Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU giảm tới 24% trong giai đoạn từ 2017 đến 2020. Hiện mỗi năm giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam vào EU không quá 400 triệu USD. Còn nếu trong tình huống xấu nhất EC áp dụng thẻ đỏ; mọi hoạt động xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào EU sẽ bị cấm. Và thị trường EU sẽ đóng cửa với hàng hải sản Việt Nam.
Quyết tâm gỡ “thẻ vàng”
Bộ NN&PTNT cho rằng cần thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp. Nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài trong năm 2022 để gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Gần 4 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp. Không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nó đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU sụt giảm đáng kể. Ngày 23/10/2017, EC đã đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU. Và nêu 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để gỡ “thẻ vàng”.
Phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018, tháng 11/2019. Và rút xuống còn 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) từ năm 2020 đến nay, do dịch COVID-19; EC không thể sang Việt Nam kiểm tra thực tế. Nhưng kết quả thực hiện 4 nhóm khuyến nghị của EC thường xuyên được Bộ cập nhật, báo cáo EC. Hàng năm, Bộ NN&PTNT tổ chức trên 10 đoàn công tác đi kiểm tra tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Những điều tích cực đã đạt được
Thực hiện khuyến nghị của EC, tính đến ngày 30/6; 26.915 tàu cá chiều dài 15 m trở lên của Việt Nam đã được lắp đặt và có tín hiệu trên Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS); đạt 87,45%. Ngoài ra, số lượng tàu cá đã thực hiện đánh dấu theo quy định là 85.620 tàu, đạt 90,53%. Hiện cả nước có tổng cộng 49 cảng được chỉ định đủ điều kiện cho công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác cho tàu cá Việt Nam cập cảng bốc dỡ thủy sản.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; sau gần 4 năm thực hiện các biện pháp gỡ “thẻ vàng”, phía EC đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết cũng như nỗ lực của Việt Nam. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến tích cực, Bộ NN&PTNT đề xuất cần thực hiện các biện pháp mạnh, đồng bộ, quyết liệt để ngay trong năm 2021 giảm ít nhất 40% số tàu cá vi phạm hiện nay; đến tháng 10/2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài. Các đơn vị khác tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển.