Dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có cường quốc kinh tế số một thế giới – Mỹ. Đã từng có thời điểm số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở Mỹ thuộc hàng cao nhất thế giới. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các bang đã phải ban hành các lệnh hạn chế đi lại. Khiến nhu cầu mua sắm của người dân giảm đi. Dẫn đến thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nhờ nhanh chóng sản xuất được vaccine phòng Covid-19 và các gói cứu trợ từ chính phủ, nền kinh tế đang dần xuất hiện những dấu hiệu phục hồi khả quan nếu so sánh với các cuộc khủng hoảng kinh tế khác trong lịch sử.
Nhiều dấu hiệu khả quan cho kinh tế Mỹ
Nhiều dấu hiệu thực tế cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi khả quan. Khi so sánh với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây. Vay tín dụng để mua sắm và chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ đang gia tăng trở lại. Nó ở mức chưa từng thấy trong hơn 1 thập kỷ qua. Đó là thông tin được tờ Tạp chí phố Wall đưa ra trong bài viết hôm 8/7 vừa qua. Bài viết dẫn báo cáo của hãng đánh giá tín dụng Equifax cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với các khoản vay mua, thuê xe ô tô dài hạn; chi tiêu thẻ tín dụng đa năng cũng như các khoản vay cá nhân khác đã tăng 39% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2020, Và tăng 11% so với tháng 4/2019.
Chỉ trong tháng 3/2021, các nhà cho vay đã cung cấp khoảng 3 triệu khoản vay và thuê ô tô dài hạn. Tăng khoảng 53% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số tăng trưởng hàng tháng cao nhất từng được ghi nhận. Cũng trong tháng này, các ngân hàng đã phát hành gần 6 triệu thẻ tín dụng đa năng. Tăng 32% so với một năm trước đây.
Lòng tin của người Mỹ vào sự hồi phục kinh tế
Xu hướng này hoàn toàn đảo ngược so với cùng kỳ năm 2020. Cho thấy khi vaccine được triển khai trên diện rộng và nền kinh tế mở cửa trở lại; lòng tin của người dân Mỹ vào tiến trình phục hồi của nền kinh tế đã gia tăng. Khiến họ mua sắm, đi du lịch và ăn uống ở ngoài nhiều hơn. Theo Judia Coronado, cựu kinh tế gia của FED trong bài viết đăng trên tờ Thời báo New York, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Khi so sánh với cùng thời gian này của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Những cơ sở của nhận định
Thứ nhất là 15 tháng sau khi đại dịch bùng phát, thị trường việc làm đã có mức tăng trưởng ngoạn mục so cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thứ hai là sự thịnh vượng đã gia tăng. Khoảng cách giữa 1% dân số giàu nhất với 50% dân số nghèo nhất đã được thu hẹp hơn rất nhiều. So với cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã tăng mạnh trở lại. Gần mức trước đại dịch. Trong khi cùng thời gian này sau khủng hoảng tài chính, chỉ số này vẫn rất thấp.
Số người có các khoản nợ không có khả năng thanh toán ít hơn rất nhiều. Số việc làm mới cần người làm cũng cao hơn. Khoảng cách tình trạng thất nghiệp giữa người Mỹ da trắng và người da màu có xu hướng giảm. Cuối cùng là dù tình trạng lạm phát có gia tăng. Nhưng sẽ giảm trong dài hạn.
Các bước đi hiệu quả của chính phủ
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, có được những kết quả khả quan này nhờ vào cách tiếp cận mới của chính quyền và quốc hội Mỹ. Đó là tung ra các gói hỗ trợ rất lớn từ rất sớm. Dù cách tiếp cận này cũng gây ra nhiều hậu quả. Như lạm phát tăng cao và thâm hụt ngân sách lớn. Nhưng các chuyên gia kinh tế tin rằng, tình trạng này sẽ chỉ là tạm thời. Và nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục có những bước phục hồi ngoạn mục trong thời gian tới.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lần đầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Gói tiền cứu trợ 1.900 tỷ USD dường như cũng có những tác dụng ban đầu. Khi doanh thu tiêu dùng của Mỹ đã bật tăng trong tháng trước. Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho sức khoẻ của nền kinh tế tiêu dùng Mỹ khá hơn lên chính là việc tiêm phòng vaccine được triển khai rộng rãi. Các lệnh giới nghiêm đặt ra với các doanh nghiệp cũng bắt đầu được gỡ bỏ hoặc nới lỏng tại nhiều bang.