Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã có quyết định nâng mức mục tiêu lạm phát lên 2% sau khi nhận thấy mục tiêu trước đó là dưới 2% gần như là một mục tiêu không thể đạt được. Mục tiêu về mức lạm phát mới sẽ phần nào giúp các chính trị gia kéo dài chính sách tiền tệ nới lỏng. Hiện tại, rất nhiều nước có nền kinh tế lớn trên thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhanh ở các nước này.
ECB đồng ý nâng mục tiêu lạm phát lên 2%
Các nhà quyết sách thuộc NHTƯ châu Âu (ECB) đồng ý nâng mục tiêu lạm phát lên 2%. Đồng thời cho phép lạm phát tăng vượt mức mục tiêu tạm thời. Thông tin trên được Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận. Quyết định trên đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý. So với mục tiêu đề ra trước đó là “thấp hơn nhưng gần 2%”. Một mục tiêu khá mù mờ trong mắt của một số nhà quyết sách. Mục tiêu mới về lạm phát được đưa ra tại cuộc họp đánh giá chiến lược của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây cũng là đợt rà soát chiến lược đầu tiên trong gần 20 năm.
Chiến lược mới sẽ giúp các quan chức duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong thời gian dài hơn sau nhiều năm lạm phát ở dưới mức mục tiêu. Ngoài quyết định về mục tiêu lạm phát mới; ECB cũng cho biết trong tương lai, thể chế tài chính này sẽ xem xét đến yếu tố tuân thủ các quy định và nghĩa vụ về môi trường của các công ty. Khi xem xét liệu tài sản của công ty có đủ điều kiện để được thế chấp hay được ECB mua lại hay không. Trước đó, ngày 7/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Eurozone. Lần lượt là 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022. Cao hơn so với mức 4,3% và 4,4% đưa ra hồi tháng 5.
Tình hình kinh tế tại châu Âu
Tỷ lệ lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone đạt 2%. Tăng so với mức 1,6% hồi tháng trước và vượt mức 1,9% theo dự đoán của giới phân tích. Lạm phát tăng chủ yếu do giá năng lượng tăng tới 13,1% so với mức 10,4% trong tháng 4. Chi phí ngành dịch vụ cũng tăng lên mức 1,1%. Tăng 0,2% so với tháng 4. Lạm phát ở mức 2% phù hợp với mục tiêu mà ECB đề ra nhằm duy trì giá cả ổn định trong Eurozone. Trong hai tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát tại khu vực này chỉ là 0,9%. Nhưng sau đó duy trì đà tăng lần lượt lên mức 1,3% và 1,6% trong tháng 3 và tháng 4.
Trong khi đó, lạm phát ở Anh đã chạm mức cao nhất kể từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Với giá hàng may mặc, nhiên liệu và dầu mỏ bật tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế nước này mở cửa trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5 đã tăng mạnh lên 2,1%. Cao hơn 0,6% so với tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2019, chỉ số này phá vỡ mục tiêu 2,0% mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đề ra. Theo các chuyên gia, mức tăng của chỉ số lạm phát tại Anh trong tháng 5 chủ yếu do giá nhiên liệu tăng trong năm 2021. Nhờ giá dầu thô phục hồi.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.