
Đối với những ngôi nhà tầng thì cầu thang là bộ phận không thể thiếu. Ngoài công dụng kết nối giữa các tầng của ngôi nhà thì cầu thang cần được thiết kế vừa đảm bảo an toàn lẫn thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay, ngoài ba kiểu cầu thang chủ yếu thì thay vào đó lại có đa dạng các chất liệu để thi công. Tùy vào cấu trúc của ngôi nhà cũng như thiết kế ban đầu để lựa chọn kiểu cầu thang và chất liệu phù hợp nhất. Nhưng vẫn phải đảm bảo sự chắc chắn và an toàn của cầu thang. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số kinh nghiệm trong việc thi công cầu thang sao cho tối ưu nhất trong ngôi nhà của bạn.
Lựa chọn kiểu dáng cho cầu thang
Việc lựa chọn kiểu dáng cầu thang không chỉ đơn thuần là lựa chọn theo sở thích, cảm tính đơn thuần. Mà cần phải phụ thuộc vào vị trí đặt cầu thang, diện tích nhà ở, thế đất như thế nào. Hiện tại trên thị trường có 3 loại cầu thang chính:
Thiết kế cầu thang thẳng đứng gồm có các kiểu: thang một đợt, hai đợt hay ba đợt. Kiểu thang một đợt có tác dụng làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt. Nhưng lại gây tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Kiểu thang hai đợt chiến ít đất nhưng các phần cầu thang bên dưới sẽ thường bị tối và bí. Cầu thang ba đợt là kiểu tốn diện tích nhất. Nhưng bù lại là có độ thông thoáng, đi lại thoải mái, dễ dàng hơn.
Thiết kế cầu thang tròn: Là kiểu cầu thang có các bậc xoay quanh một trục. Loại này giúp tiết kiệm được không gian diện tích hơn cầu thang thẳng. Tất phù hợp cho các ngôi nhà có diện tích hẹp. Cầu thang tròn cũng là một kiểu thiết kế tạo điểm nhấn, nét cuốn hút cho thiết kế của ngôi nhà. Tuy nhiên kiểu thiết kế này lại khó đi, khó mang vác đồ; không thuận lợi cho gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Thiết kế cầu thang hình xoắn ốc: Là loại cầu thang có hình vòng cung được thiết kế thuận tiện cho việc đi lại. Vừa tránh được độ cứng của cầu thang gấp khúc. Vừa loại bỏ được cảm giác mất an toàn, không giống như cầu thang hình xoắn ốc. Đây được coi là loại cầu thang lý tưởng nhất. Nhưng nó đòi hỏi ngôi nhà phải có đủ diện tích. Và thường được lựa chọn cho các biệt thự, nhà tầng có diện tích lớn.
Tính toán và xác định tỷ lệ để thiết kế cầu thang
Khi bạn đã lựa chọn được cho ngôi nhà của mình một kiểu thiết kế cầu thang hợp lý; thì điều quan trọng tiếp theo là bạn phải xác định được tỉ lệ hài hòa trong các bậc thang như chiều cao, độ rộng, độ dốc và chiếu nghỉ, lan can….để tạo sự thoải mái khi di chuyển.
Với loại cầu thang thẳng: Theo kinh nghiệm rút ra từ thực tế thì không nên thiết kế cầu thang nhiều hơn 16 bậc. Vì nhiều bậc quá sẽ gây mệt mỏi cho người đi. Mỗi bậc cầu thang có chiều sâu lý tưởng từ 25 – 30cm và chiều cao từ 17 – 18cm. Các bậc thang liên kết với nhau hình thành độ dốc toàn bộ cầu thang trong vòng 20-30 độ.
Cầu thang thẳng có phần chiếu nghỉ là mối nối giữa hai đợt thang; nơi nghỉ chân cho người sử dụng tạo cảm giác thoải mái. Ở vị trí chiếu nghỉ thường được trang trí thêm tiểu cảnh. Hoặc thiết kế những hốc tường bố trí đèn, tranh ảnh và một số vật dụng trang trí khác.
Với loại cầu thang tròn thì không nên sử dụng cho những căn hộ có trần nhà quá cao. Thường chỉ thích hợp với độ cao của trần là 3m để giảm cảm giác chóng mặt khi đi lại. Cầu thang tròn không có chiếu nghỉ như cầu thang thẳng. Việc tính toán chính xác tỷ lệ cầu thang sao cho phù hợp là cực kỳ quan trọng. Để có thể phù hợp được với không gian của ngôi nhà. Cũng như yếu tố kỹ thuật trong thi công.
Tính toán cụ thể các chỉ số cho cầu thang
Tính toán cụ thể các chỉ số của cầu thang như độ cao, chiều dài, chiều rộng của cầu thang, lan can, độ dốc,… Từ đó tạo được không gian cầu thang cân đối. Kông quá khiêm tốn hay chiếm nhiều diện tích của căn nhà.
Theo kinh nghiệm thiết kế cầu thang trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay; chiều rộng của thân thang bằng 0,9 m đến khoảng 1,2 m là độ rộng chuẩn cho một cầu thang đẹp. Độ dốc của cầu thang được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Và có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi. Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm; chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
Kích thước của chiếu nghỉ: Chiếu nghỉ phả được đặt ở vị trí thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Chiều rộng của chiếu không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang.
Chiều cao của lan can: được tính toán dựa trên sự liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang. Cầu thang càng dốc thì cần làm lan can càng cao. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
Lựa chọn chất liệu để làm cầu thang
Từ xa xưa, trong thiết kế căn nhà sử dụng các loại cầu thang bằng bê tông; chia bậc bằng gạch với bề mặt cầu thang là các vật liệu hiện đại như mặt đá, ốp lát sàn, gỗ,…. Tay vị bên trên thường được làm bằng gỗ, inox hoặc là sắt. Kiểu thiết kế cầu thang này hiện vẫn đang rất phổ biến trong ngôi nhà của các gia đình Việt. Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm nội thất bằng gỗ. Trong đó có cả cầu thang gỗ đang được rất nhiều người quan tâm và yêu thích.
Thiết kế cầu thang bằng gỗ tự nhiên rất dễ kết hợp. Có thể phối hợp với nhiều phong cách nội thất như cổ điện, hiện đại, cận hiện đại,… Hơn nữa, việc sử dụng cầu thang bằng gỗ tự nhiên còn rất an toàn cho sức khỏe; có màu sắc và đường vân bắt mắt cùng với độ bền rất cao. So với các loại cầu thang làm bằng gạch, đá thì cầu thang gỗ tự nhiên tạo ra vẻ đẹp mềm mại, linh hoạt và sang trọng hơn nhiều.
Để thiết kế được một không gian nội thất hoàn hảo không thể không chú trọng đến việc thiết kế cầu thang. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ thiết kế cho mình được kiểu dáng, chất liệu làm cầu thang đảm bảo cả 3 yếu tố bền, đẹp và không bao giờ lo lỗi thời.
Thiết kế cầu thang như thế nào để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, mức độ an toàn là việc rất quan trọng. Nội dung hôm nay chúng tôi đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm thi công và thiết kế cầu thang tinh tế để bạn có thể áp dụng vào vào thiết kế không gian nhà ở của mình nhé!