
Giải pháp lấy ánh sáng cho nhà phố có không gian nhỏ như thế nào cho hiệu quả? Ánh sáng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Vì vậy khi thiết kế một ngôi nhà, yếu tố ánh sáng luôn rất được chú trọng. Một ngôi nhà cần đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên giúp môi trường sống của chúng ta tốt đẹp và tích cực hơn. Bởi một không gian sống tràn ngập ánh sáng vừa tốt cho sức khỏe con người vừa giúp tiết kiệm điện năng cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, hiện nay tại các thành phố, diện tích đất xây nhà thường nhỏ hẹp nên không phải tất cả đều có thể đảm bảo ánh sáng tự nhiên đầy đủ. Điều đó khiến cho không gian sống trở nên bí bức, tối tăm và chật hẹp hơn. Vậy đâu là giải pháp lấy ánh sáng cho nhà phố có không gian nhỏ một cách hiệu quả? Chúng tôi sẽ chia sẻ một số giải pháp lấy ánh sáng cơ bản cho nhà phố trong bài viết dưới đây nhé.
Giải pháp lấy ánh sáng qua thiết kế giếng trời
Từ lâu, giếng trời trong nhà vẫn nổi tiếng là một giải pháp hoàn hảo mang ánh sáng ngập tràn cho ngôi nhà ống. Việc bạn sử dụng một tấm kính cường lực trong suốt. Thay thế cho một khoảng trần bê tông sẽ giúp cho ngôi nhà ống của bạn đón được nhiều ánh sáng nhất. Ưu điểm của giếng trời chính là mang đến sức mạnh về ánh sáng. Nó đi qua tất cả các tầng khiến ánh sáng. Len lỏi vào từng ngóc ngách của ngôi nhà. Mà không cần đến đèn điện vào ban ngày. Tuy nhiên khi thiết kế giếng trời, hãy nhớ một vài điểm sau nhé:
- Kích thước giếng trời hãy đảm bảo phù hợp với không gian để giúp tận dụng hiệu quả ánh sáng nhé.
- Nên đặt giếng trời trên đỉnh của cầu thang hoặc trung tâm, sau của ngôi nhà.
- Nếu chọn loại giếng trời mở thì sẽ tăng thêm sự thông thoáng.
- Nếu như ngôi nhà bạn có kích thước rộng thì có thể thiết kế thêm một hồ cá hay vườn cây ở giếng trời để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Giải pháp lấy ánh sáng bằng việc sử dụng gương hoặc kính
Kính là vật liệu trong suốt, thường được sử dụng để “ăn gian” không gian. Khiến ngôi nhà có vẻ rộng rãi hơn so với diện tích thực tế. Chính vì vậy, thay vì những bức tường gạch bức bí, ngột ngạt. Bạn có thể thay thế bằng kính cường lực để lấy ánh sáng cho cầu thang, phòng ngủ… Sử dụng cửa kính, vách kính sẽ cho ánh sáng tự nhiên xuyên từ phòng này tới phòng khác. Tạo không gian thoáng đãng, không hề tối tăm. Trong khi đó, sử dụng gương cũng là một giải pháp thường gặp. Để thay đổi cảm nhận về không gian nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng.
Giải pháp lấy sáng qua việc sử dụng các khung cửa
Khi sử dụng khung cửa bạn sẽ rất dễ dàng lấy được ánh sáng cho nhà ống của mình. Nếu như số lượng khung cửa càng nhiều, càng rộng. Thì lượng ánh sáng tràn vào trong nhà càng nhiều. Chính vì thế mà ngày nay, bạn sẽ dễ thấy những ngôi nhà ống có cửa chính và cửa sổ được làm khá lớn.Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý là chỉ mở rộng cửa ở những vị trí nào đón được nắng và gió vào sáng sớm thôi nhé.
Với những vị trí đón nắng gay gắt vào buổi chiều như hướng Tây. Thì không nên mở cửa quá rộng hoặc có thể không cần làm cửa. Vì nó sẽ khiến cho bạn cảm giác oi bức, nóng nực. Một điều nữa là sau khi bạn mở rộng khung cửa. Thì nên thiết kế thêm cả rèm nữa nhé. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng chủ động hơn trong quá trình điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà. Ngoài ra cũng có thể thêm một số chậu cây hay hoa để trang trí khiến cho không gian thêm nổi bật hơn.
Sử dụng vách ngăn bằng kính để lấy ánh sáng
Việc ngăn cách giữa các phòng thay vì những bức tường thô cứng. Tạo cảm giác chật chội, bức bí lại không mang được ánh sáng qua thì tại sao bạn không thay bằng vách ngăn kính cường lực nhỉ. Nó sẽ giúp mở rộng không gian và lấy sáng cho nhà ống hiệu quả lắm đấy. Không những thế vách ngăn kính này còn giúp tiết kiệm diện tích. Làm cho không gian thoáng đãng hơn rất nhiều.
Tăng cường ánh sáng bằng việc hạn chế xây tường và vách ngăn
Để lấy ánh sáng cho nhà ống, bạn cần chủ động tạo ra những khoảng thông nhau giữa các không gian trong nhà. Ví dụ, phòng khách với phòng ăn ở nhà phố diện tích nhỏ. Hay căn hộ chung cư thường được nối lại với nhau thành một không gian chung. Thay vì xây những bức tường cao, ngột ngạt, “bẻ vụn” không gian. Bạn có thể thay bằng vách kính hoặc hệ lam gỗ, ngăn cách không gian một cách tương đối, vẫn giữ được độ thoáng.