Thời tiết khí hậu Việt Nam vào mùa hè vô cùng nắng nóng, nhiệt độ tăng cao. Chính vì vậy mà những công trình xây dựng luôn cần phải có giải pháp chống nắng hiệu quả để giảm thiệu khả năng hấp thụ nhiệt. Trong đó, những ngôi nhà mái bằng có chất liệu bằng bê tông cốt thép nên khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn. Do đó, thời tiết nắng nóng sẽ làm cho bề mặt mái bằng chịu bức xạ của mặt trời rất lớn. Để giảm bớt sức nóng cho ngôi nhà thì cần phải có những giải pháp chống nắng cho nhà mái bằng hiệu quả và hợp lý. Vậy đâu là những giải pháp kiến trúc chống nóng cho nhà mái bằng tốt nhất? Chúng tôi xin đưa ra các giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng trong bài viết dưới đây.
Chống nóng cho nhà mái bằng bằng tấm lợp làm tum
Tấm lợp có khả năng truyền sáng, lấy ánh sáng tự nhiên cho tầng tum có tác dụng ngăn chặn tia bức xạ. Sử dụng tấm lợp để chống nóng cho nhà mái bằng tăng diện tích sử dụng ngôi nhà. Do đó bạn có thể sử dụng phần mái tạo thành khu vườn nhỏ hay nơi phơi đồ hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng lau chùi cho mái. Những vật liệu thường được sử dụng ở đây là ngói hoặc tôn. Đây là 2 nguyên liệu chống nóng với giá thành rẻ, dễ lắp đặt, dễ thi công, mang lại hiệu quả chống nóng tốt.
Giải pháp chống nóng bằng cách làm vườn trên mái bằng
Trồng cây trên sân thượng, làm vườn trên sân thượng không chỉ là một phần trang trí ngoại thất. Hay một thú vui của chủ nhà, mà nó còn có ý nghĩa công năng thật sự. Nếu được nghiên cứu và kết hợp tốt. Thì vườn trên mái là một cách chống nóng hiệu quả. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ và làm đẹp cho công trình. Lớp đất ẩm của vườn trên mái sẽ ngăn bức xạ chiếu trực tiếp xuống bề mặt bê tông của mái. Giúp điều hoà nhiệt độ và chống nóng sân thượng rất hiệu quả. Ngoài ra, việc giảm bức xạ cũng làm cho bê tông mái giảm thiểu hiện tượng co ngót. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Gây nứt bề mặt, từ đó dẫn đến hiện tượng thấm dột.
Tuy nhiên, để cách chống nóng này được hiệu quả cao. Phần sân thượng phải được thiết kế chống thấm tốt. Các loại cây trồng trên sân thượng phải được lựa chọn phù hợp. Những loại cây trồng trên mái nên là những loại cây dễ sống trong điều kiện ít được chăm sóc, không vươn cao quá. Không nên trồng cây rễ cọc ở trên mái. Vì khó có thể có đủ độ sâu đất cho cây. Cũng như rễ cây có thể xuyên sâu làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
Việc xử lý thoát nước, chống úng ngập cũng rất quan trọng. Và phải được thi công kỹ lưỡng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình. Trên sân thượng cũng có thể thiết kế hồ bơi, hồ nước, hòn non bộ… Kết hợp với vườn cây sẽ là một giải pháp hiệu quả để chống nóng sân thượng.
Giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng – Lợp thêm mái
Mái ngói: tuy đây là loại vật liệu không mới nhưng lại có hiệu quả chống nóng khá tốt. (Giúp giảm 40 – 50% hơi nóng). Đặc biệt loại vật liệu này không quá mắc. Phù hợp với đa số người có nhu cầu cải tạo phần sân thượng, chống nóng cho ngôi nhà. Gạch cách nhiệt: hiện nay phổ biến loại gạch bọng chống nóng 8 lỗ hay gạch chữ U. Loại gạch này dùng lát trực tiếp trên mặt bê tông. Và bên trên có thể láng vữa lát gạch tàu, gạch men… Với việc tạo ra những lỗ rỗng ở viên gạch nhà chế tạo đã giảm bớt nhiệt hấp thụ lên mái nhà.
Lợp thêm mái chống nóng cho nhà mái bằng. Cách này được tiến hành thông qua việc tạo thêm các mái phụ phía trên mái bằng. Các vật liệu được sử dụng chính là ngói hoặc tôn. Bởi giá thành hợp lý lại có khả năng chống nắng tốt. Các mái tôn, ngói được cấu tạo bởi phần khung đỡ (là các thanh kèo, xà để tạo hình cho mái. Và cố định phần tôn hoặc ngói) và phần mái. Lợp thêm mái phía trên là một trong những giải pháp được sử dụng nhiều hiện nay.
Lúc này nhiệt lượng tự nhiên sẽ được mái tôn hoặc mái ngói hấp thụ. Qua lớp không khí được tạo bởi giữa phần mái phụ với mái nhà thì lượng nhiệt đã được giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, những loại mái lợp này thường có khả năng tỏa nhiệt, tự làm mát nhanh. Có khả năng chống thấm, ngăn không cho nước thấm vào lớp bê tông phía dưới. Nhược điểm của phương pháp này là khi bạn muốn tận dụng diện tích của phần mái nhà thì bạn sẽ dùng phần mái lợp thêm này như tum nhà. Vì thế ngôi nhà sẽ bị tối đi trông thấy. Và tất nhiên muốn ngôi nhà thêm ánh sáng bạn cần trang bị hệ thống chiếu sáng trong nhà nữa.
Sử dụng trần thạch cao để chống nắng nhà mái bằng
Với cách sử dụng trần thạch cao để chống nóng nhà mái bằng. Sẽ không làm mất đi thiết kế ban đầu của ngôi nhà. Việc lắp đặt trần thạch cao sẽ giúp tạo nên một lớp. Giúp ngăn chặn quá trình trao đổi nhiệt tác động trực tiếp xuống dưới nhà. Hơn nữa, trần thạch cao cũng có tác dụng cách âm tốt. Qua đó, có thể mang đến cho căn của nhà bạn sự hoàn mỹ và sang trọng. Với mức chi phí hợp lý và thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng trần thạch cao chống nóng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Duy trì khoảng không giữa các vật liệu và trần nhà để tạo luồng lưu thông khí liên tục.
- Tại các điểm cao nên trổ các lỗ thông gió tự nhiên để khí nóng thoát ra. Còn với các vị trí thấp, trổ lỗ để tràn vào khí lạnh cho căn nhà.
- Dùng lưới thép bịt kín các lỗ thông gió để tránh chim chóc, côn trùng vào sinh sống.
- Các lỗ thông gió cần làm hệ cửa chớp lật có thể điều chỉnh được độ mở để điều tiết theo nhu cầu. Khi bạn điều tiết được độ mở này. Trần thạch cao không những chống nóng được về mùa hè. Mà còn giữ ấm rất tốt vào mùa đông. Đồng thời ngăn chặn tốt tình trạng nước mưa hắt vào nhà.