Cách đây không lâu, FAO thông báo rằng giá lương thực thế giới đã tăng đến mức cao nhất trong 10 năm qua, điều này chủ yếu do các vấn đề về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đầu tháng 7 này, FAO cho biết rằng giá lương thực toàn cầu đã chứng kiến lần giảm đầu tiên trong vòng 12 tháng qua. Các lương thực thiết yếu như gạo, ngũ cốc đều chứng kiến mức giảm đáng kể. Nguyên nhân của lần giảm này một phần nhờ vào giá của ngũ cốc, dầu cọ đều đồng loạt giảm
Giá lương thực thế giới lần đầu tiên giảm trong 12 tháng qua
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới giảm trong tháng 6. Lần giảm đầu tiên trong 12 tháng qua. Nguyên nhân của sự giảm giá lương thực lần này là do giá dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa giảm. Số liệu từ FAO cho thấy, chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng 6 đạt mức trung bình 124,6 điểm. So với mức 127,8 trong tháng 5. Theo FAO, giá gạo quốc tế cũng giảm trong tháng 6. Mức giảm thấp nhất trong 15 tháng. Do chi phí vận tải cao và thiếu container làm hạn chế xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chỉ số giá dầu thực vật trong tháng 6 giảm 9,8%. Một phần là do giá dầu cọ giảm vì các nhà sản xuất hàng đầu dự báo tăng sản lượng trong khi thiếu nhu cầu nhập khẩu mới. Giá dầu đậu nành và dầu hướng dương cũng giảm. Trong thông báo của mình, FAO cho rằng, sản lượng ngũ cốc trên toàn thế giới ước đạt 2,817 tỷ tấn trong năm nay. Giảm nhẹ so với dự báo trước đó nhưng vẫn là mức cao kỷ lục.
Chi tiết các mức giảm giá
Giá các sản phẩm từ sữa trong tháng Sáu giảm 1% so với tháng trước đó. Bơ ghi nhận mức giảm mạnh nhất. Do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm mạnh và tồn kho tăng nhẹ, đặc biệt là tại châu Âu. Trong khi đó, chỉ số giá đường tháng Sáu lại tăng 0,9% so với tháng trước đó. Đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2017.
FAO cho rằng sản lượng ngũ cốc trên toàn thế giới ước đạt 2,817 tỷ tấn trong năm nay. Giảm nhẹ so với dự báo trước đó nhưng vẫn là mức cao kỷ lục. FAO cho rằng điều kiện thời tiết không thuận lợi tác động đến năng suất cây trồng tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Đã đẩy giá đường tăng cao. Chỉ số giá thịt tháng trước cũng tăng 2,1% so với tháng Năm.
Dự báo mức sản lượng lương thực sẽ tăng
Trước đó, giá lương thực trong tháng 5/2021 cao hơn gần 40% so với một năm trước đó. Mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2011. Tính trên cơ sở 12 tháng, giá ngô đã tăng 88%, giá đậu tương tăng 73%. Trong khi giá ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng 38%. Giá đường tăng 34% và giá thịt tăng 10%. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng vụ mùa giai đoạn 2021-2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục. Và đây cũng được đánh giá sẽ là vụ thu hoạch kỷ lục đối với đậu tương Brazil và ngô Mỹ. Nếu những điều này thành hiện thực, tình hình giá cả tăng sẽ dịu xuống. Cuối cùng, giá thịt theo FAO ghi nhận đã tăng 2,1% trong tháng 6, tức tháng thứ chín liên tiếp.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin kinh tế hữu ích.