Các kiến trúc từ xưa đã đi qua và để lại cho chúng ta những dấu ấn đẹp. Nó giúp cho chúng ta đánh dấu được sự thay đổi mở ra được thời kì xu hướng mới cho những năm về sau. Các bạn cũng biết những kiến trúc từ xưa luôn mang đến những vẽ đẹp cổ kính. Cùng với đó là sự bền vững và sự ấn tượng để lưu lại cho đời sau. Dưới đây chúng tôi xin điểm danh một số kiến trúc từ xưa nhưng vẫn dẫn dắ xu hướng kiến trúc của những năm về sau.
Net Zero
Mục tiêu ngày càng phổ biến cho công trình xanh. Là đạt được mức cân bằng về năng lượng Net Zero Energy Buildings (Net Zero). Theo đó, công trình cân bằng về năng lượng. Là công trình có hiệu quả sử dụng năng lượng cao. Đồng thời sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất ra lượng năng lượng bằng với lượng năng lượng tiêu thụ từ lưới điện mỗi năm.
Năm 2018, Net Zero đã ghi nhận những bước tiến lớn trên toàn cầu. Theo đó, tháng 9/2018, 19 thành phố lớn tại Mỹ cam kết sẽ đảm bảo tới năm 2030. Mọi công trình xây mới tại các thành phố này đều đạt Net Zero.
Trong khi đó, tại Sydney, Nhà hát Opera Sydey. Công trình mang tính biểu tượng trên toàn cầu đã thông báo việc chính thức đạt tiêu chuẩn trung hòa khí carbon (carbon neutral) vào cuối tháng 9/2018.
Chưa kể, Helen Ltd, doanh nghiệp thống trị lĩnh vực năng lượng tại thành phố Helsinki (Phần Lan) cho biết. Sẽ chuyển đổi hoàn toàn việc sản xuất than và khí đốt tự nhiên sang chiến lược bảo vệ môi trường. Trong quá trình tới năm 2050.
Đây chỉ là những câu chuyện lớn nhất gây tiếng vang trong cộng động. Trong khi xu hướng này ngày càng trở nên mạnh mẽ, với hàng loạt dự án, công trình. Kế hoạch Net Zero được công bố năm 2018.
Module
Trong cấu trúc hình khối kiến trúc. Tạo hình bằng module là một cách làm rất cơ bản. Nhưng luôn tạo hiệu ứng không gian thú vị. Năm 1948, kiến trúc sư Le Corbusier đã cải tiến hệ thống tỉ lệ kíến trúc từ thời Ai Cập, Hy Lạp. Cho đến Leonardo da Vinci để sáng tạo ra hệ thống đo lường kiến trúc trên cơ sở tỉ lệ kích thước con người. Ông gọi đó là modulor. Đây là kiến thức kinh điển để kiến trúc sư dựa vào đó. Mà thiết kế kích thước ngôi nhà, vật dụng nội thất cho phù hợp với chiều cao trung bình của con người tại từng khu vực trên thế giới
Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp module ở hầu khắp mọi nơi. Từ các công trình tòa nhà đồ sộ đến những ngôi nhà nhỏ theo phong cách hiện đại. Nổi tiếng là Thư viện điện tử Sendai do Toyo Ito thiết kế và hoàn thành năm 2001. Đã không sử dụng kết cấu cột dầm thông thường mà dùng các module ống xoắn trải khắp mặt bằng. Nó vừa chịu trọng lực chiều dọc. Vừa có thể xê dịch chiều ngang hay xoắn theo hướng lực động đất. Các tầng nhà cũng lần lượt là module dựng lên theo chiều đứng.
Mass timber
Mass timber là những nhà cao tầng chủ yếu bằng gỗ. Như một sự thay thế thép và bê tông với mục đích tạo nên những công trình thân thiện với môi trường. Theo các báo cáo nghiên cứu. Các tấm gỗ công nghiệp được chế tạo theo công nghệ mới. Có thể dùng để xây dựng một tòa nhà 42 tầng có lượng phát thải carbon thấp hơn. So với những cấu trúc thông thường.
Thực tế, việc các tác động từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng rõ ràng. Thì ngày càng có nhiều kiến trúc sư thử nghiệm ý tưởng về các cao ốc được xây dựng bằng gỗ. Tại Nhật Bản, các công trình bằng gỗ đã trở nên phổ biến. Nhất là khi kế hoạch xây dựng Dự án W350 – một cao ốc bằng gỗ với chiều cao 1.148 feet. Đã được vạch ra và chuẩn bị tiến hành.
Các cao ốc mass timber cũng được đề xuất tại Chicago, San Francisco và Philadelphia (Mỹ). Đáng chú ý, việc Oregon trở thành bang đầu tiên tại Mỹ. Luật hóa việc xây dựng các cao ốc bằng gỗ và châu Âu dự định xây dựng tòa nhà gỗ lớn nhất tại Hà Lan. Là những dấu mốc chứng tỏ, mass timber sẽ sớm trở thành xu hướng lớn trong thời gian tới.
Hyperloops
Hyperloop là hệ thống giao thông tốc độ cao. Lần đầu được giới thiệu bởi tỷ phú Elon Musk. Bên trong đường ống áp suất thấp. Phương tiện phóng đi nhờ đệm không khí tạo ra bởi máy nén khí giúp giảm ma sát. Năng lượng để đẩy con tàu dựa vào cảm ứng điện từ. Hyperloop có tốc độ gấp 2 lần máy bay chở khách. Không bao giờ tai nạn, chi phí năng lượng thấp. Hoạt động 24/24 giờ và bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
Với việc công nghệ phát triển giúp Hyperloop ngày càng tiến gần hơn tới hiện thực, các kiến trúc sư bắt đầu thỏa sức đưa ra các phác thảo về tầm nhìn, hệ thống, cấu trúc và cảnh quan đô thị dựa trên loại hình vận chuyển mới này.
Năm 2018, UNStudio đã chia sẻ các thiết kế trạm Hyperloop đầy ấn tượng, nhất là khả năng “gấp – mở” linh hoạt. Chưa kể, hãng thiết kế Foster+Partners cũng chia sẻ kế hoạch về trung tâm Hyperloop dự kiến sẽ được tiến hành tại Dubai và hoàn thiện vào năm 2020. Với các thiết kế này, chúng ta đang tiến gần tới tương lai hơn bao giờ hết.