Vào chiều ngày 26/4, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức họp báo quý I năm 2021. Để cung cấp các thông tin về việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Tại buổi họp báo, việc Đà Nẵng có tới hơn 15.000 lô đất tái định cư bỏ trống gây lãng phí là vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất. Trong số đó có một số lô đất đã có hạ tầng nhưng chưa được đưa vào sử dụng; một số lô đất có vị trí 2 mặt tiền, nằm tại trung tâm thành phố. Trong khi đó, thành phố lại thiếu quỹ đất để tái định cư và bố trí cho người dân.
Hiện trạng những lô đất bỏ hoang
Ông Lê Minh Trung, Phó Chủ tịch HĐND T.P Đà Nẵng cho biết, qua giám sát, quỹ đất tái định cư thành phố dôi dư; chưa phân bổ đã tồn tại rất lâu lên tới 15.258 lô. Số lô này đều đã có đất thực tế, hạ tầng đầy đủ nhưng bỏ hoang. Lâu ngày, nhiều cơ quan và chính quyền địa phương gần như “bỏ quên” đây là đất nhà nước. Nếu để lại làm cây xanh, vườn dạo, công trình công cộng thì còn 10.174 lô. Nhưng chưa có kế hoạch sử dụng.
Trong số hơn 15.000 lô đất tái định cư đã có hạ tầng. Nhưng chưa bố trí có hàng ngàn lô đất ở vị trí 2 mặt tiền là vị trí đắc địa; đường quy hoạch từ 10,5m trở lên. Trong đó có những lô đất ở trục đường lớn ở khu vực trung tâm thành phố. Như đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, 30 Tháng Tư bỏ hoang. Gây mất cảnh quan đô thị, lãng phí.
Những lô đất bỏ trống sẽ được đưa ra đấu giá
Về vấn đề này, Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho rằng, thực tế câu chuyện giải toả đền bù luôn xảy ra tình trạng như trên, thiếu chỗ này, dư chỗ kia. Nguyên nhân còn do tâm lý của một bộ phận người dân muốn giải tỏa tại khu vực nào thì phải bố trí tái định cư tại khu vực đó.
“Vấn đề khó là chỗ đảm bảo đơn giá, ví dụ chúng ta thu hồi ở quận Hải Châu mà đền bù ở quận Cẩm Lệ là cả vấn đề và thuyết phục người dân có đồng ý.
Đây là điều bất cập nên Sở TN-MT Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp xử lý. Cụ thể, Sở đã tham mưu UBND T.P hợp khối các lô trên, tạo ra một khu đất lớn và sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, Sở TN-MT cũng có hướng đưa ra đấu giá những lô đất này, và những khu vực lân cận có thể áp dụng mức đền bù phù hợp cho người dân”, ông Hùng thông tin.
Đồ án quy hoạch về bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà sẽ không hình thành đơn vị cư trú
Tại buổi họp báo, nhiều cơ quan báo chí bày tỏ sự quan tâm đến tác động của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến Bán đảo Sơn Trà.
Ông Phùng Phú Phong – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có chia sẻ. Liên quan đến Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030. Tầm nhìn đến 2045 vừa được phê duyệt.
Trao đổi về vấn đề đặt ra, ông Phong cho hay, song song với kết luận của Thanh tra Chính phủ. Liên quan đến các dự án sai phạm trên Bán đảo Sơn Trà, UBND T.P Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở ban ngành; rà soát các nội dung để tháo gỡ, có định hướng rõ ràng.
Theo ông Phong trong đồ án quy hoạch Đà Nẵng mới đây được Thủ tướng phê duyệt. Bán đảo Sơn Trà sẽ không hình thành đơn vị ở (đơn vị cư trú). Riêng đối với các dự án đã xây dựng trên Bán đảo Sơn Trà phải đảm bảo các tiêu chí về an ninh quốc phòng. Quy hoạch 3 loại rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hiện trạng đất quốc phòng và rừng
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết thêm, liên quan đến các dự án tại Bán đảo Sơn Trà hiện đang tồn tại hai nội dung lớn là đất quốc phòng và phân loại 3 loại rừng.
“Hiện nay, Đà Nẵng đã xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ NN-PT&NT về hiện trạng đất quốc phòng và phân loại 3 loại rừng. Trên cơ sở 2 ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ NNPTNT; chúng ta sẽ triển khai một số bước theo hướng, các dự án nào triển khai. Dự án nào dừng triển khai”, ông Chinh thông tin.
Trong đồ án quy hoạch chung vừa được Thủ tướng phê duyệt; Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch.