Cục Hàng hải Việt Nam vừa có báo cáo kết quả kiểm tra về giá cước vận tải đường biển và phụ thu của các hãng tàu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả kiểm tra cho biết, kể từ năm ngoái, giá cước vận tải đường biển đã tăng mạnh, đặc biệt ở các chuyến tàu đi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề cập đến việc các hãng tàu vẫn còn ” nhập nhèm” trong việc niêm yết giá cước, chưa ghi rõ thời gian áp dụng và các mức phụ thu. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho công tác thanh tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Giá cước vận tải đường biển tăng mạnh
Cục Hàng hải Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả kiểm tra liên ngành về giá cước tàu biển và phụ thu của một số hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển bằng container bắt đầu tăng mạnh từ tháng 10/2020. Đặc biệt là trên các tuyến đi châu Âu, Bắc Mỹ. Tháng 4/2021, giá cước từ Việt Nam đi châu Âu là 6.500 – 8.000 USD một container 40 feet. Và đi châu Mỹ là 6.000 – 7.000 USD một container 20 feet. Tăng 5 – 7 lần so với cuối năm trước.
Nguyên nhân tăng giá cước được xác định là do thị trường Trung Quốc phục hồi sau dịch bệnh. Nên một lượng lớn container rỗng hút về Trung Quốc làm cầu vượt xa cung. Đẩy giá vận chuyển container tăng phi mã. Tác động cả khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo kết quả kiểm tra của Cục Hàng hải Việt Nam, các hãng tàu đều niêm yết giá cước trên website. Nhưng không thể hiện thời gian niêm yết. Nên không thể biết chính xác có thực hiện đúng quy định về việc niêm yết trước 15 ngày khi thay đổi giá hay không.
Giá cước không được niêm yết rõ ràng
Kết quả kiểm tra còn cho thấy, giá cước niêm yết là giá trần. Nhưng hợp đồng với khách hàng không được hãng tàu công khai. Đối với các chủ hàng nhỏ không có hợp đồng dài hạn. Giá cước thả nổi theo thị trường. Ngoài tình trạng tăng giá cước, mỗi hãng tàu còn áp 3 – 5 loại phụ phí. Như: phí xếp dỡ tại cảng, vệ sinh container, chứng từ, kẹp chì… Trong đó, phụ phí xếp dỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dao động từ 100 – 170 USD cho mỗi container. Và đang được cả 9 hãng tàu ngoại thu. Có loại phí không thường xuyên tùy từng hãng tàu áp dụng. Như: phụ thu xăng dầu, thu dịch vụ với hàng xuất nhập khẩu…
Các loại phụ phí này được hãng tàu tự đưa ra mà không có thỏa thuận với khách hàng. Không nêu lý do thu và thời điểm kết thúc. Một số loại phí như khai báo trọng tải hàng hóa (VGM) có giá 30 – 50 USD. Trong khi đó hãng tàu không mất chi phí cho dịch vụ này. Các mức phụ thu của hãng tàu không phải đăng ký kê khai với cơ quan nhà nước nên khó giám sát.
Giá cước khó bình ổn trong thời gian ngắn
Các chuyên gia dự đoán giá cước vận chuyển khó bình ổn lại trong thời gian ngắn. Các công ty chuyên sản xuất hàng hóa cồng kềnh nhưng giá trị thấp như đồ chơi, đồ nội thất chịu tác động nặng nề nhất. Ông Alan Murphy, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Sea-Intelligence ở Copenhagen; cho biết chi phí vận chuyển chiếm đến 62% tổng giá bán lẻ của các nhà sản xuất đồ nội thất. Doanh nghiệp trên khắp thế giới đang vật lộn với tình trạng này. Nhiều công ty buộc phải tạm ngưng xuất khẩu đến một vài thị trường nhất định. Trong khi số khác loay hoay tìm kiếm nguyên vật liệu thô từ những nguồn cung gần hơn.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.