
Hiện tượng gạch lát nền nhà bị phồng diễn ra khá phổ biến trong các công trình thi công xây dựng, thậm chí khi đã sinh sống nhiều năm trong ngôi nhà. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ cho căn nhà mà còn không đảm bảo được sự an toàn cho các thành viên trong gia đình; đồng thời ít nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu vốn có của tổng thể nhà. Lúc này gia chủ cần có phương án xử lý kịp thời.
Dù rằng việc gạch lát nền nhà bị phồng chưa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng ngay lập tức nhưng tình trạng này cũng sẽ làm cho gia chủ cảm thấy phiền phức và không thoải mái, đặc biệt vào lúc thời tiết nóng hay vào mùa mưa gió. Tình trạng gạch lát nền nhà bị phồng có thể xảy ra ở bất kỳ dạng nhà nào, có thể là nhà phố, căn hộ chung cư hay biệt thự hiện đại… đang thi công xây dựng hoặc đã ở được nhiều năm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạch lát nền nhà bị phồng
Theo như kinh nghiệm nhiều năm của thợ thi công xây dựng chia sẻ thì gạch lát nền nhà bị phồng lên là do 3 nguyên nhân chính:
Khoảng cách gạch và nhiệt độ
Khoảng cách giữa gạch lát quá gần nhau, gạch bị giãn nở theo nhiệt độ, xô vào nhau gây bong rộp lên
Khi lát gạch nền nhà, nếu như khoảng cách giữa các viên gạch; hoặc khoảng cách giữa gạch với chân tường quá sát nhau; tùy theo thời tiết, nhiệt độ phòng sẽ biến đổi theo; lúc này thì nền đất và lớp vữa xi măng và gạch sẽ bị co giãn theo nhiệt độ. Khoảng cách quá sát sẽ khiến cho gạch không đủ chỗ giãn nở; các viên gạch sẽ xô vào nhau và gây ra hiện tượng bong tróc, phồng lên.
Lát gạch không đúng quy trình kỹ thuật
Thợ thi công lát gạch không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến gạch lát nền nhà bị bong rộp
Nguyên nhân này phụ thuộc vào từng thợ thi công bạn lựa chọn; nếu như tay nghề kém thi công không đúng quy trình sẽ làm cho gạch lát nền bị bong tróc thường là do:
- Trong quá trình dán gạch; người thợ không pha trộn nguyên liệu theo đúng tỷ lệ cát, xi măng; hay sử dụng keo dán gạch không đúng loại; hoặc sử dụng vật liệu lát nền kém chất lượng.
- Người thợ vì muốn tiết kiệm thời gian mà rút ngăn thời gian trộn vữa từ 3 đến 4 phút; khi cát và xi măng chưa trộn mịn đều.
- Khi ốp lát xong, thợ không kiểm tra lại độ kết dính giữa gạch và nền nhà; chỉ thực hiện các thao tác dán gạch vào cho xong.
Nhà sử dụng quá lâu đã xuống cấp
Thực tế hiện nay có rất nhiều công trình nhà ở xây dựng cách đây hàng chục năm; cộng với tuổi thọ của ngôi nhà chênh lệch quá lớn với sức chịu đựng của kết cấu công trình; làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chất lượng sử dụng; và đặc biệt là nguy hiểm tới an toàn của các thành viên trong gia đình.
Do chất lượng gạch lát nền nhà
Một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng gạch lát nền nhà bị phồng lên đó chính là do bản thân gạch lát nền có vấn đề lúc ở trạng thái khô; lúc ẩm ướt; lớp men phủ phía trên mặt gạch không hút ẩm; trong khi lớp xương phía dưới của gạch lại dạng đất sét nung lại hút ẩm; có thể do lớp men phủ phía trên gạch lát nền kém chất lượng; hoặc được đặt ở những vị trí không phù hợp với chất liệu loại gạch đó. Chính vì thế khi ốp lát gạch ở những không gian nào cần lựa chọn gạch lát nền phù hợp với đúng đặc trưng của không gian đó
Hơn nữa cần lựa chọn gạch lát nền của những thương hiệu nổi tiếng uy tín; sẽ đảm bảo chất lượng gạch như mình mong muốn; ví dụ như gạch Viglacera, Đồng Tâm, Bạch Mã, Taicera…
Cách xử lý tình trạng gạch lát nền nhà bị phồng
Trường hợp nền nhà bị phồng dẫn đến tình trạng viên gạch bị vỡ hoặc bong lên
- Bước 1: Xác định vị trí, độ rộng của nền gạch bị phồng, ộp.
- Bước 2: Dùng máy cắt gạch cắt theo đường mạch của gạch lát giữa viên gạch ộp và viên gạch không ộp, cắt xung quanh vị trí ộp .
- Bước 3: Đục toàn bộ vị trí gạch ộp lên, đục sâu xuống nền vữa khoảng 3-5cm
- Bước 4: Trộn vữa mác 50, cán nền phẳng bằng đáy của viên gạch không ộp.
- Bước 5: Hòa vữa xi măng; hoặc keo dán gạch đổ xuống nền vữa lát gạch; lát gạch xong lau toàn bộ mặt gạch sạch tiến hành miết xi măng trắng vào mạch là xong
Trường hợp viên gạch chưa bị vỡ, viên gạch có kích thước rộng, giá trị viên gạch cao có thể khắc phục bằng cách không đục ra
- Bước 1: Xác định được vị trí nền gạch bị phồng.
- Bước 2: Chuẩn bị một máy khoan mới và mũi khoan có đường kính nhỏ nhất
- Bước 3: Khoan lên nền viên gạch bị ộp, sâu khoảng 1,5cm. Dùng bơm hơi thổi hết mùi vữa gạch; có thể chọn vị trí mũi khoan vào lớp men trắng hoặc men mầu tối để tránh lộ ra vị trí mũi khoan.
- Bước 4: Bơm hóa chất cho xuống từ vị trí lỗ khoan; lấy búa cao su gõ nhẹ trên mặt gạch sao cho hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch. Nếu hóa chất không xuống được hết vị trí gạch ộp; thì tiến hành khoan các mũi bên cạnh để bơm bổ xung thêm
- Bước 5: Sau khi bơm hoặc rót đầy hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch chờ cho vữa, hóa chất khô. Sau đó dùng xi măng trắng; hoặc xi măng mầu phù hợp với mầu gạch ở vị trí lỗ khoan để che và dấu đi vị trí mũi khoan đó
Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích của một người thợ đã có nhiều năm kinh nghiệm sửa chữa, xây dựng nhà ở. Chắc chắn những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những giải pháp hữu ích khi gạch lát nền nhà bị phồng lên.