Sau khi dịch bệnh qua đi, các nước trên thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác, trong đó phổ biến nhất là vấn đề thất nghiệp. Mặc dù là các nước có nền kinh tế vững mạnh, nhưng các nước phát triển cũng không thể tránh được tác động của dịch bệnh. Theo dự đoán của OECD, các nước phát triển sẽ phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài do ảnh hưởng của dịch bệnh. Các nước này đã tung gói cứu trợ kinh tế, nhưng điều này cũng không thể ngăn chặn được tình trạng thất nghiệp của người lao động. Hãy cùng bài viết của chúng tôi tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về vấn đề này nhé!
Tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước phát triển
Các nước phát triển đang phải đối diện với tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết có đến 22 triệu việc làm đã bị mất đi tại các nền kinh tế phát triển do tác động từ COVID-19. Theo đó, tính đến tháng 5/2021, tỷ lệ thất nghiệp của các nước thuộc khối OECD giảm xuống còn 6,6%. Nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch 1%. Trong số 22 triệu người mất việc. 8 triệu người thất nghiệp. Và 14 triệu người được coi là rời khỏi thị trường lao động.
Theo OECD, các gói cứu trợ kinh tế đã cứu được 21 triệu việc làm. Tuy nhiên các nước phát triển sẽ phải đối mặt với tỷ thất nghiệp dài hạn gia tăng. Do những lao động trình độ thấp gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới. “Nhiều công việc đã bị mất trong cuộc khủng hoảng đại dịch này sẽ không được phục hồi”. Stephane Carcillo, người đứng đầu bộ phận việc làm và thu nhập của OECD cho biết.
Dự báo của OECD
OECD dự báo việc làm tổng thể ở các nước thành viên sẽ không trở lại bình thường cho đến quý III/2023. Tuy nhiên, các quốc gia riêng lẻ – chẳng hạn như các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đã chứng tỏ khả năng xử lý khủng hoảng tốt hơn. Có thể cải thiện nhanh hơn. Đáng chú ý, OECD nhấn mạnh phụ nữ và lao động có trình độ thấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong tình trang thiếu việc làm. Báo cáo của OECD cũng cho thấy những lao động trẻ tuổi bị tác động tiêu cực nhiều hơn so với người trưởng thành đang làm việc. Trong đó những lao động trẻ ở Canada, Mỹ, Mexico và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cần có những biện pháp kịp thời
“Những “vết sẹo” có thể cảm nhận được trong một thời gian dài với những người trẻ tuổi về tiền lương và thu nhập”. Ông Stephane Carcillo nói. OECD nói rằng phải mất 1 thập kỷ để việc làm của thanh niên trở lại mức bình thường sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhằm tránh hậu quả tương tự; vị chuyên gia cho rằng cần có những biện pháp lớn hơn để đầu tư vào những người trẻ.
“Chúng ta nên làm tốt hơn lần này. Chúng ta không thể để những người trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy”. Stefano Scarpetta khẳng định. “Lần này chúng ta nên làm tốt hơn. Chúng ta không thể để những người trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy”. Ông nói và cho biết xu hướng làm việc từ xa chính là một điểm sáng có tiềm năng để phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, những thách thức về khả năng tiếp cận vẫn cần được giải quyết. Cả về người có thể làm việc từ xa và các nguồn lực cần thiết để làm như vậy. Nếu không, nó có thể trở thành một sự phân chia khác trên thị trường lao động”, ông nói.