Trong kỹ thuật sơn, kể cả thợ sơn mới cho đến những người thợ sơn có kinh nghiệm đôi khi cũng gặp phải một số lỗi khi thi công sơn. Những lỗi này đôi khi thuộc về kỹ thuật sơn, do sơn hoặc do tay nghề yếu kém dẫn đến những sai sót trong quá trình sơn mà chúng ta không tìm ra cách khắc phục. Vì vậy khi gặp sự cố không mong muốn chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các lỗi thường gặp khi sơn dầu mờ và giải pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé.
Bề mặt sơn nổi bong bóng li ti, nổi hột
Trong quá trình thi công sơn dầu mờ thì đây là lỗi thường gặp nhất. Khi bạn thấy trên bề mặt sau khi sơn xuất hiện nhiều bong bóng li ti nguyên nhân chính là do tỷ lệ pha sơn không đúng quy định. Dẫn đến màng sơn khô quá nhanh. Hoặc do bạn dùng súng phun sơn, phun với số lượng lớn cũng gây nổi bọt bề mặt. Bởi vậy, trong quá trình thao tác phải đảm bảo pha loãng sơn dầu mờ theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Nếu sử dụng súng phun sơn thì phải kiểm soát lượng sơn do súng phun ra.
Bề mặt sơn không mịn mà sần sùi như vỏ cam
Sau khi sơn xong, bề mặt sơn lại xuất hiện nhiều vết lồi lõm, sần sùi như vỏ cam, không sáng bóng và căng mịn. Nguyên nhân là do bạn không làm sạch bề mặt sơn cẩn thận, nó vẫn còn bị bám dầu mỡ, sáp, bụi bẩn… Đồng thời, nhiệt độ trong phòng quá cao làm cho môi trường sơn bị bay hơi nhanh. Dẫn đến màng sơn tan không đều và bị vón cục. Cách khắc phục phải xử lý bề mặt sạch sẽ trước khi sơn. Và cần chú ý đảm bảo nhiệt độ cho phù hợp, cân bằng.
Màng sơn bị mốc như bụi phấn
Nếu khi sơn xong, bạn không thấy được sự láng đẹp, mịn màng, sáng bóng, mà ngược lại khi sờ tay vào cảm giác như màng sơn bám bụi, bị mốc. Lý do là bạn đã sử dụng phải loại sơn không chứa thành phần ngậm nước trong dung môi. Khi sơn lên bề mặt thì xăng bay đi nhưng lại không ngậm nước. Tạo hiện tượng “mốc meo” trên màng sơn. Loại sơn này là sơn dầu mờ kém chất lượng. Vậy nên, hãy lựa chọn loại sơn tốt của những hãng sơn uy tín để đảm bảo cho độ bền đẹp.
Có nhiều vệt sơn xuất hiện theo từng đường súng sơn
Khi sơn đã khô ráo, bạn thấy xuất hiện trên bề mặt vừa sơn những vệt tối, vệt sáng theo đường súng sơn trông rất xấu. Lỗi thường gặp này là do khi bạn thao tác với súng sơn không đều, không đúng. Và chống chéo giữa đường sơn, thường những người thợ sơn mới vào nghề hay gây ra trường hợp này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng do một phần nhiệt độ phòng sơn cao. Khiến dung môi bay hơi nhanh, tạo sự chênh lệch giữa đường sơn sau và đường sơn trước. Giải pháp hữu ích nhất là nên sử dụng loại sơn dầu mờ có dung môi bay hơi chậm.
Sơn bong tróc sau khi khô
Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Như bề mặt sơn không được xử lý, xả nhám trước khi sơn. Khiến lớp sơn không thể bám dính chắc vào bề mặt do bị bám bụi bẩn, dầu nhờn… khi khô sẽ bị bong tróc. Một lý do khác là bạn đã xả nhám, nhưng lại để quá 48 giờ rồi mới tiến hành sơn. Hãy chú ý đến pha các loại tinh màu vào trong sơn quá nhiều có thể làm giảm hàm lượng đóng rắn trong hỗn hợp làm cho màng sơn bị tróc khi đã khô. Bởi vậy, mọi công đoạn và thao tác nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để có thể đảm bảo thi công nhanh gọn, dễ dàng và hiệu quả.
Sơn bị chảy
Sơn bị chảy là lỗi thường gặp mà hầu hết thợ sơn mới vào nghề nào cũng mắc phải. Và nguyên nhân chính là do sơn lỏng. Mặc dù nhiều thợ pha sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên hầu hết sơn phủ thường lỏng hơn sơn lót. Do đó nếu pha theo tỷ lệ của sơn lót thì sơn sẽ bị lỏng hay dư xăng. Những thợ yếu tay nghề khi sơn thường bị chảy đặc biệt trên các bề mặt sơn có diện tích lớn.
Trường hợp thứ hai là do bạn phun quá dày. Nếu trên mặt phẳng nằm ngang thì ổn, còn đối với các bề mặt đứng, chảy sơn là điều tất yếu. Một lý do nữa là trường hợp bạn phun đè lớp sơn thứ hai lên lớp sơn thứ nhất khi chưa khô hẳn, làm lớp thứ hai bị chảy sệ. Với những trường hợp trên cách khắc phục giảm bớt lượng dung môi trong sơn. Dùng cốc đo độ nhớt sơn để xác định độ đặc loãng của dung dịch sơn pha.
Sơn chậm khô hoặc có thể là không khô
Thời gian để sơn khô tối đa là 2 giờ đối với bất kì dòng sơn nào. Tuy nhiên, sau thời gian này, khi sờ tay vào mà vẫn thấy màng sơn dính, mềm, dẻo thì bạn đã gặp phải hiện tượng sơn lâu khô, không khô. Trong quá trình pha chế sơn bạn đã pha nhầm chất đóng rắn của dòng sơn này với dòng sơn kia. Hoặc là dung môi pha sơn có chứa nước, khi sơn dung môi bay hơi nhưng mà nước vẫn còn ở bề mặt. Khiến cho màng sơn không thể khô được. Cũng có thể do yếu tố ngoại cảnh, bạn sơn trong điều kiện râm mát, nhiệt độ thấp. Lời khuyên của các nhà chuyên gia nên thi công sơn trong điều kiện thời tiết nắng ráo. Để đảm bảo thời gian sơn khô nhanh và tốt nhất.
Trong quá trình hoàn thiện công trình, việc thi công sơn chưa bao giờ là đơn giản. Nhất là sơn làm sao để có được bề mặt vừa có thẩm mỹ lại vừa chất lượng. Vì vậy, nên tìm hiểu những dịch vụ thi công chuyên nghiệp. Để mang đến sự an tâm, hài lòng tuyệt đối. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.