Quá trình xây dựng một căn nhà trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều yêu cầu kỹ thuật xây dựng khác nhau. Nhưng nhìn chung, ở mỗi giai đoạn đều phải đảm bảo yếu tố an toàn và thẩm mỹ. Để đảm bảo được hai yếu tố trên, ngoài yếu tố kỹ thuật ra thì vật liệu xây dựng cũng cần được kiểm định rõ ràng và chất lượng tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn thi công nền, lát nền không cần quá chú trọng yếu tố an toàn nhưng lại đề cao sự bền đẹp của nền nhà.
Quy trình 4 bước lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật
Lát nền nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong xây dựng nhà ở và là một trong những việc khó khăn nhất trong quá trình hoàn thành ngôi nhà. Nền nhà có đẹp, bằng phẳng, bền, sáng bóng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của thợ lát nền. Nếu lát gạch không đúng kỹ thuật sẽ làm cho căn nhà của gia chủ trở nên mất thẩm mỹ. Gia chủ nên biết những điều căn bản dưới đây để dễ dàng thi công cũng như giám sát quá trình thi công lát nền cho ngôi nhà của mình, dưới đây chúng tôi xin đưa ra quy trình lát gạch nền như sau.
Bước 1 : Tạo lớp nền bề mặt
Để có lớp nền cơ sở tốt bạn nên dùng nước tio căng dây lấy cốt và tạo độ dốc nếu chủ nhà yêu cầu. Xác định rõ các mốc mặt nền để khi lát căng dây cước dao cho nền được phẳng hoặc dốc theo ý muốn.
Trộn vữa lót xi măng, cát xây mác 50, 75 cho nước vào để ngấm dần. Vữa khô vừa phải không được để nhão quá hay khô quá.
Đổ lớp vữa lót vừa ngâm và trộn đều lên bề mặt nền nhà. Sử dụng thước xây để tạo độ phẳng cho nền nhà. Chiều dày vữa lót lí tưởng là từ 2 – 3 cm. Không nên sử dụng quá dày gây ra tình trạng khó thi công.
Bước 2 : Thực hiện lát gạch
Sử dụng dây cước kể căng một đường thẳng sau đó lát trừ trái qua phải hoặc từ trong ra ngoài. Lưu ý hãy rải đều lớp nước xi măng đã chuẩn bị trước lên bề mặt cần lát gạch. Mhằm tạo nên độ bám dính giữa viên gạch với lớp lót nền.
Dùng búa cao su để chỉnh gạch. Đập nhẹ vào 4 góc cũng như giữa viên gạch. Để tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền. Đồng thời điều chỉnh để cho bề mặt gạch bằng phẳng so với các viên còn lại. Khi lát nếu phải cắt gạch thì tuyệt đối không nên dùng lưỡi cắt sắt hay cắt gỗ để cắt mà phải dùng lưỡi cắt gạch chuyên dụng giúp cho viên gạch lát được vuông cạnh.
Bước 3 : Trét mạch
Nền sau khi lát ít nhất khoảng 3 – 4 giờ gạch khi đó đã bám dính vào nền ta tiến hành trít mạch. Sử dụng bột trét mạch được mua ở các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng để thực hiện.
Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng bột trét mạch vừa đủ vào những mạch cần trít. Sau đó cũng lấy bay hớt lớp vữa thừa khi trít mạch ra ngoài. Lưu ý không nên để rơi ra gạch làm bề mặt gạch bị bám bẩn gây mất thẩm mỹ.
Khoảng 6 –8 tiếng sau khi trít xong thì tiến hành chà ron. Công đoạn trà ron chia làm 2 lần. Lần một pha bột lỏng, dùng dụng cụ chuyên dụng để chà vào các khe giữa viên gạch, chà tới đâu lau ngay tới đó để đảm bảo gạch không bị bám bột gây mất thẩm mỹ. Lần 2, cách lần 1 khoảng 1 tiếng, pha bột đặc hơn lần 1. Dùng bay mũi nhọn trét lại các khe gạch cho bằng mặt gạch.
Bước 4 : Làm sạch bề mặt nền nhà sau khi lát
Khâu này có vẻ đơn giản, nhưng lại là quá trình quan trọng bậc nhất trong kỹ thuật hoàn thiện nhà để nền nhà có màu sắc tự nhiên và thẩm mỹ cao.
Sau khoảng từ 24 – 36 tiếng khi mạch vữa đã khô cứng. Thì ta bắt đầu tiến hành lau các vết vữa bám trên nền gạch bị vương vãi trong quá trình thi công. Những chỗ nào còn vữa bạn dùng vải hoặc rẻ để lau nền cho sạch. Nếu lo việc xi măng bám trên nền khó ra thì trước lúc trít mạch, bạn có thể lau mặt nền bằng rẻ có dầu ăn, như vậy khi vệ sinh sàn sẽ dễ hơn. Xả nước vào nền nhà lần cuối cho nền nhà đẹp hơn, sáng bóng hơn.
Một vài lưu ý khi lát nền nhà
- Sử dụng gạch lát nền đúng tiêu chuẩn, quy cách, không bị cong vênh, sứt mẻ, rạn nứt.
- Nên chọn gạch có cùng mã sản phẩm (kích thước và màu sắc đồng đều, cùng 1 lô sản xuất)
- Trước khi lát nền không làm ẩm sản phẩm.
- Gạch lát nền cần được làm sạch, bề mặt không để vôi, vữa, các chất bẩn hay tạp chất bám vào.
- Trước khi thi công phải tạo cốt nền bằng phẳng, không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại được.
- Đổ bê tông thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3 – 5cm là tốt nhất. Để nền nhà sau này không bị cao hơn. Gây ảnh hưởng nhiều hạ mục khác như cửa hay phong thủy gia chủ chọn.
- Tùy vị trí lát nền, định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc.
- Cán vữa trộn xi măng và cát đen theo tiêu chuẩn mác vữa. Sao cho bề mặt nền thật phẳng không lồi lõm.